Vụ xả súng ngày 12.6 tại một hộp đêm đồng tính nam ở thành phố Orlando, bang Florida (Mỹ) đã khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và là thảm hoạ xả súng kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Bạn bè và người thân các nạn nhân bật khóc bên ngoài trụ sở cảnh sát thành phố Orlando (bang Florida), nơi đang điều tra vụ thảm sát ở hộp đêm Pulse của người đồng tính sáng 12.6 làm 50 người chết. Ảnh: REUTERS
những năm qua liên tục chịu nhiều mất mát về nhân mạng sau hàng loạt vụ xả súng. Tờ USA Today ngày 12.6 tổng hợp những vụ xả súng kinh hoàng nhất từ trước đến nay.
1. Ngày 12.6.2016: Cảnh sát Orlando đã công bố danh tính tay súng thực hiện vụ tấn công đẫm máu ở hộp đêm Pulse dành cho người đồng tính nam ở Orlando là Omar S. Mateen. Tên này bị một quan chức Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) nghi là có liên quan đến những thành phần vũ trang Hồi giáo, theo Reuters ngày 12.6. Trước khi bị cảnh sát tiêu diệt, tay súng này đã gây ra cái chết cho ít nhất 50 người và làm 53 người khác bị thương, theo thị trưởng thành phố Orlando.
2. Ngày 16.4.2007: Sinh viên 23 tuổi Seung Hui Cho xả súng tại trường đại học bách khoa Virginia, thành phố Blacksburg, bang Virginia khiến 32 người thiệt mạng. Tay súng này sau đó tự sát.
3. Ngày 14.12.2012: Adam Lanza (20 tuổi) bắn chết tổng cộng 26 người, trong đó có 20 trẻ em tại trường tiểu học Sandy Hook, bang Connecticut rồi tự sát.
Người thân các nạn nhân đau buồn sau vụ xả súng ở hộp đêm Pulse, TP. Orlando REUTERS
4. Ngày 16.10.1991: Tay súng George Hennard (35 tuổi) lái xe đâm vào bức tường của nhà hàng Luby’s Cafeteria ở thành phố Killeen, bang . Người này nổ súng bắn chết 23 người và sau đó tự sát.
5. Ngày 18.7.1984: James Huberty (41 tuổi) sát hại 21 người (có cả trẻ em) tại cửa hàng McDonald’s ở thành phố San Ysidro, bang . Tay súng này sau đó bị cảnh sát tiêu diệt.
6. Ngày 1.8.1966: Cựu lính thuỷ đánh bộ Mỹ Charles Joseph Whitman bắn chết 16 người tại đại học ở thành phố , bang ; sau đó y bị cảnh sát bắn hạ.
7. Ngày 20.8.1986: nhân viên đưa thư bán thời gian Patrick Henry Sherrill xả súng khiến 14 nhân viên bưu điện ở thành phố Edmund, bang Oklahoma thiệt mạng, rồi sau đó tự sát.
8. Ngày 2.12.2015: Cặp vợ chồng Syed Farook và Tashfeen Malik sống ở thành phố Redlands, bang nổ súng tại buổi tiệc hằng năm ở Sở y tế San Bernardino khiến 14 người thiệt mạng và 22 người bị thương. Trong số này có một nạn nhân là người gốc Việt. Farook sinh tại Mỹ, có gốc Pakistan, cũng làm việc tại Sở y tế này. Còn người vợ của y từng thề trung thành với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) khi đăng một đoạn phim lên Facebook trước vụ xả súng
9. Ngày 5.11.2009: thiếu tá Lục quân Mỹ Nidal Hasan bắn chết 13 người và làm 30 người bị thương tại căn cứ Fort Hood gần thành phố Killeen, bang . Hasan là một bác sĩ về tâm thần, tuy nhiên được cho là bị một giáo sĩ Hồi giáo tác động trở nên cực đoan. Hasan sau đó bị kết án tử hình.
10. Ngày 16.9.2013: Tay súng Aaron Alexis (34 tuổi) bắn 12 người thiệt mạng và làm 3 người bị thương tại trụ sở của Bộ chỉ huy các hệ thống trên biển của Mỹ ở thủ đô Washington. Người này bị cảnh sát tiêu diệt sau đó.
Cảnh sát phong toả khu vực xung quanh hộp đêm Pulse ở Orlando, bang Florida sau vụ xả súng ngày 12.6REUTERS
11. Ngày 20.7.2012: James Holmes bắn chết 12 người tại rạp phim ở thành phố Aurora, bang Colorado. Người này bị kết tội giết người cấp độ 1 và cố ý giết người, chịu 12 hình phạt tù chung thân mà không được giảm án.
12. Ngày 1.10.2015: Sinh viên 26 tuổi Christopher Harper-Mercer xả súng tại một lớp học ở trường đại học Umpqua gần thành phố Roseburg, bang Oregon. Một trợ giảng và 8 sinh viên trong lớp thiệt mạng. Sau khi đấu súng với cảnh sát, tay súng này đã tự sát.
Khoảng 1 triệu căn nhà của cư dân và các tòa nhà khác của tiểu bang Michigan hôm thứ năm 9/3 đã hoàn toàn chìm trong bóng tối sau khi gío mạnh đã gây ra tình trạng mất điện rộng rãi khắp tiểu bang.
Vào lúc 8h14 phút tối thứ Bảy, ngày 26/4/2025, gia đình anh Richard Le cùng rất nhiều người khác đã trở thành mục tiêu tấn công tại hội chợ Lapu Lapu Festival ở thành phố Vancouver, thuộc tỉnh British Columbia, Canada.
Visa là trở ngại lớn nhất đối với du khách khi đi du lịch Mỹ. Bởi đất nước cờ hoa này được đánh giá là quốc gia khó xin visa nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ trong hồ sơ là bạn sẽ bị đánh trượt ngay. Nhưng sẽ không là vấn đề khi bạn nắm rõ những yếu tố sau đây.
Tôi qua Mỹ với visa K1, từ lúc nộp hồ sơ cho đến lúc nhận visa là hơn 7 tháng. Sau đây là những gì mà tôi đã chuẩn bị và sắp xếp cho ngày phỏng vấn của mình:
Một trong những rào cản lớn nhất khi đi du lịch Mỹ là làm sao có được visa… vì mục đích du lịch thuần túy hoặc thăm bà con, anh em, bạn bè, tìm trường học cho con…
Một nam hành khách đã bất ngờ khi tiếp viên thông báo "không ai được dùng cả hai tay vịn khi ngồi trên máy bay", vì luôn nghĩ ghế giữa sẽ được hưởng đặc quyền này.
Bạn có thể nghĩ rằng nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của người Mỹ. Nhưng đằng sau những logo quen thuộc, bức tranh sở hữu đã âm thầm thay đổi đáng kể.
Xung đột Nga-Ukraine chưa kết thúc và tình hình an ninh ở châu Âu vẫn căng thẳng. Liên minh châu Âu thúc đẩy kế hoạch mới, khuyến nghị công dân 27 quốc gia thành viên chuẩn bị cho chiến tranh và thiên tai, tích trữ 'bộ dụng cụ sinh tồn 72 giờ'.
Theo Newsweek, gần đây, hai công dân Đức đã bị cơ quan chức năng của Mỹ, khám xét, tạm giữ và trục xuất sau khi đến bang Hawaii du lịch mà không đặt trước phòng khách sạn.