Ông Donald Trump phải đối mặt với những gì sau khi lên làm tổng thống?
Tổng thống mới đắc cử của Mỹ được dự đoán sẽ lên nắm quyền với một loạt thách thức đối ngoại mà ông phải giải quyết.
07:26 13/11/2016

khi Donald Trump lên nhậm chức tổng thống vẫn là cường quốc kinh tế, quân sự quan trọng nhất thế giới. Song một Trung Quốc đang trỗi dậy và Nga hiện là những thế lực đe dọa làm thay đổi điều đó, theo NBC News.
Nga đang thử thách lòng kiên nhẫn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Trung Quốc lại tìm mọi cách mở rộng tầm ảnh hưởng tương xứng với tham vọng kinh tế. Mối đoàn kết giữa các nước châu Âu trong khi đó liên tục lung lay. Nền dân chủ bị thử thách. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sinh sôi mạnh mẽ. Hiểm họa về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chực chờ bùng phát. Tình trạng biến đổi khí hậu khiến băng tan ở Bắc Cực, làm lộ ra lục địa mới có thể chứng kiến cuộc tranh giành giữa các cường quốc.
Tất cả những thách thức trên đang chờ đợi chính quyền tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump giải quyết. “Cẩn thận với các tuyên bố công khai và thể hiện rõ ràng hơn những cam kết của Mỹ trên toàn thế giới nên được xếp ở vị trí ưu tiên trong danh sách việc tổng thống tiếp theo cần làm”, cựu cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski đưa ra lời khuyên cho Trump.
Tỷ phú Trump, người thực hiện một chiến dịch tranh cử tổng thống với mục tiêu “đặt Nước Mỹ lên hàng đầu”, đồng thời giữ thái độ thỏa hiệp trước Tổng thống Nga Vladimir Putin, cần nhanh chóng thích nghi bởi ông hiện có rất ít kinh nghiệm về chính sách ngoại giao, giới chuyên gia nhận định.
Thách thức chờ đợi
Trump dường như sẽ khởi động công việc bằng cách đặt ưu tiên vào những mối quan tâm trong nước, song “thế giới sẽ gõ cửa”, gần như ngay lập tức, bắt đầu từ Syria, Nhà nước Hồi giáo (IS), Nga và Triều Tiên, cây bút Bill Neely của NBC News bình luận.
Ông Trump được thừa hưởng một nước Mỹ ít bị sa lầy trong chiến tranh hơn so với thời kỳ Tổng thống Barack Obama bước chân vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn can thiệp quân sự sâu ở một số khu vực. Năm 2016, Mỹ tiến hành không kích tại 7 quốc gia, từ Somalia tới Syria, và thực hiện không ít các chiến dịch đặc biệt trên toàn cầu.
Cử tri nói họ muốn tổng thống phải tập trung vào những vấn đề của nước Mỹ nhưng cũng quan tâm tới cuộc chiến chống IS, củng cố sức mạnh NATO và đảm bảo Mỹ luôn là cường quốc thế giới. Thỏa mãn tất cả mong muốn của cử tri là điều không dễ dàng.
“Ở một thế giới với nhiều bất ổn, cạm bẫy có thể xuất hiện tại bất kỳ đâu – Ukraine, Estonia, Kaliningrad, Triều Tiên, Biển Đông. Đồng minh ngày càng thiếu tin cậy. Anh đã mất đi ưu thế quân sự và lao đao bởi quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đang chao đảo”, Neely đánh giá.
Châu Âu hiện chìm trong rắc rối, không chỉ vì Brexit mà còn bởi khủng hoảng tiền tệ và tốc độ tăng trưởng chậm, vì thế đang dần “đánh mất khả năng tư duy chiến lược”, nhà phân tích Philip Stephens nhận xét.
Tại châu Á, quyết định của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte xích lại gần hơn với Trung Quốc về kinh tế và quân sự, đồng thời quay lưng với Mỹ cũng là vấn đề mà Trump cần xử lý sau khi nhậm chức.
Theo Neely, ông Trump phải đương đầu với một thế giới mà ở đó kẻ thù luôn tìm cách lợi dụng điểm yếu của nước Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung và nguy cơ về một cuộc chiến tranh mạng ngày một lớn dần lên.
Mỹ vẫn trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái kinh tế. Sự chia rẽ và tâm lý hoang mang của người dân vì cuộc bầu cử tổng thống gây nhiều tranh cãi phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi. Chính vì thế, Neely cho rằng tổng thống Trump sẽ khó lòng tập trung cho các sáng kiến ngoại giao bởi ông còn quá nhiều mối bận tâm ở trong nước.
Mặt khác, rất nhiều thách thức ngoại giao mà Mỹ phải đối mặt có mối liên hệ với nhau. Nga và Iran đang tham gia sâu vào cuộc nội chiến Syria, hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đi ngược với mong muốn của Mỹ và đồng minh. Mọi giải pháp đối với chương trình hạt nhân Triều Tiên đều phụ thuộc vào Trung Quốc. Và vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi sự tham gia từ tất cả các quốc gia.
Nhưng câu hỏi lớn nhất mà ông Trump phải giải quyết có lẽ là về vai trò lãnh đạo của nước Mỹ, Neely nhận xét. Ông sẽ phải xác định xem liệu Mỹ có còn muốn gánh vác trọng trách toàn cầu, và nếu có, Mỹ cần chuẩn bị chiến đấu với những gì.
“Bất ngờ là không thể tránh khỏi. Chúng thường đến sớm, như những gì cựu tổng thống Mỹ George W. Bush nhận ra vào ngày 11/9, gần 8 tháng sau khi ông bước chân vào Nhà Trắng”, Neely nhấn mạnh, đề cập đến vụ khủng bố 11/9/2001.
Nguồn: VnExpress

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Harvard - đại học già hơn nước Mỹ, giàu hơn nhiều quốc gia
Đại học Harvard có tuổi đời lâu hơn cả Mỹ và là cơ sở giáo dục giàu nhất nước này, với quy mô quỹ hiến tặng lớn hơn GDP gần 100 quốc gia.
-
Người Mỹ gom mua mỹ phẩm Hàn Quốc
Lo thuế khiến hàng hóa tăng giá, nhiều người tiêu dùng ở Mỹ săn tìm các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.
-
Thái độ tiêu cực của người Mỹ với Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh
Một khảo sát của Pew cho thấy thái độ tiêu cực của người Mỹ với Trung Quốc đã giảm lần đầu sau 5 năm, khi căng thẳng giữa hai nước tạm lắng trong ngắn hạn.
-
Người Mỹ đổ xô tải app Trung Quốc sau ‘bão thuế’
Sự bùng nổ của DHgate tại thị trường Mỹ phần lớn nhờ các TikToker Trung Quốc đăng tải video bóc trần “sự thật bên trong” chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Xe mắc kẹt trong nước lũ ở Mỹ, ít nhất 2 người tử vong
Ngày 20/4, cảnh sát Mỹ cho biết đã có ít nhất 2 người, trong đó có một trẻ em, thiệt mạng tại bang Oklahoma sau khi xe của họ bị mắc kẹt trong nước lũ trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt ảnh hưởng đến một số khu vực ở miền Nam và khu vực Trung Tây nước Mỹ trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh.
-
Chàng trai người Mỹ chọn học và tốt nghiệp thạc sĩ Toán tại Việt Nam
Trong lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mới đây, có một học viên đặc biệt đến từ Mỹ. Anh là David Coley, từng tốt nghiệp ĐH Chicago, Mỹ.
-
Hơn 23 triệu người Mỹ đối diện kịch bản động đất đáng sợ ở California
Mô phỏng từ USGS cho thấy trận động đất mạnh 7,8 độ liên quan tới đường đứt gãy Elsinore có thể ảnh hưởng tới hơn 23 triệu người Mỹ trong tương lai.
-
Loài cây quý hiếm nhất thế giới chỉ có tại Việt Nam, cứng như sắt, hiện còn 13 cây
Tuy nhiên, theo thống kê năm 2022 của Viện Tài nguyên và Môi trường (thuộc Đại học Huế), Việt Nam hiện chỉ còn 13 cây chai lá cong cổ thụ.
-
Du học sinh ở Mỹ thấp thỏm với sóng hủy visa của chính quyền Trump
Du học sinh tại các trường ở Mỹ cảm thấy bất an khi ngày càng có nhiều người như họ bị thu hồi visa và trục xuất mà không rõ lý do.
-
Ngân hàng cảnh báo hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại
Khách hàng được khuyến cáo không chụp/lưu ảnh này trên điện thoại và gửi qua mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
-
Hàng nghìn người Mỹ biểu tình phản đối ông Trump
Hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở thủ đô Washington và nhiều thành phố ở Mỹ để phản đối chính sách của chính quyền Tổng thống Trump.
-
DHL tạm dừng chuyển hàng toàn cầu trên 800 USD cho người tiêu dùng Mỹ
Từ ngày mai (21.4), Công ty vận chuyển DHL Express (Đức) sẽ tạm dừng chuyển hàng có giá trị trên 800 USD từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng tại Mỹ.