Nhiều giáo viên Mỹ mất việc vì bày tỏ quan điểm về bầu cử
16:03 17/11/2016
Với các ý kiến và hành động liên quan đến việc Donald Trump đắc cử tổng thống, nhiều giáo viên trên khắp nước Mỹ đã bị sa thải hoặc đình chỉ dạy.
Các đại biểu của Hiệp hội giáo viên Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo Business Insider ngày 16/11, John Sousa, giáo viên tại trường trung học Pasco County (Florida) vừa bị đình chỉ sau khi nói với nhóm sinh viên người Mỹ gốc Phi tụ tập ở hành lang: “Đừng để tôi gọi Donald Trump đưa các em về châu Phi!”. Một phụ huynh đã phản ánh với nhà trường và đưa vụ việc lên Facebook. Do đó, Sousa buộc phải rời khỏi trường trong khi ban quản lý tiếp tục điều tra, theo một phát ngôn viên của trường.
Scott Johnson, giáo viên dạy Toán tại một trường trung học ở Alabama cũng đang bị điều tra sau khi đưa cuộc bầu cử vào lớp học. Barack Obama nổi tiếng là vị tổng thống da đen đầu tiên của , ông có chiến dịch nổi tiếng mang tên “Hy vọng”. Hôm thứ tư vừa rồi, Johnson đã sử dụng máy chiếu cho học sinh thấy hình ảnh Trump thay thế Obama trong tấm poster của chiến dịch, bên dưới là dòng chữ “Bạn (Obama) đã bị sa thải!”.
Lesley Bruinton, phát ngôn viên của khu học chánh thành phố Tuscaloosa cho biết, thầy Johnson bị cho nghỉ phép sau khi nhận được nhiều khiếu nại về vụ việc.
Một giáo viên dự bị dài hạn môn Thể dục tại trường trung học ở phía nam Los Angeles bị sa thải sau khi nói với học sinh rằng bố mẹ các em sẽ bị trục xuất dưới nhiệm kỳ của . “Nếu các em được sinh ra ở đây, bố mẹ phải ra đi, bỏ các em lại và các em sẽ được nhận nuôi”, giáo viên này nói.
Giáo viên những nơi khác cũng có phản ứng trái ngược với kết quả bầu cử. Ở Owasso, Oklahoma, một thầy giáo đã lên tiếng chỉ trích những người bỏ phiếu cho Donald Trump với từ nặng nề như “không hiểu rõ, dốt nát, phân biệt chủng tộc”. Lời nói của thầy bị ghi âm và gửi tới tòa soạn Owasso Reporter.
Matt Roberts, hiệu trưởng trường trung học Owasso không nói rõ hình phạt đối với thầy giáo này, nhưng khẳng định tính nghiêm trọng của vụ việc. “Bạn có thể nêu ý kiến một cách đúng hoặc chưa đúng, nhưng lớp học không phải là diễn đàn thích hợp cho việc đó”, ông nói.
Tại , Frank Navarro, một thầy giáo Lịch sử kỳ cựu bị cho nghỉ có lương sau khi so sánh Donald Trump với Adolf Hitler trong bài giảng. Một phụ huynh gửi email bày tỏ sự lo lắng tới việc quản lý nội dung trong trường học, dẫn đến hình phạt đình chỉ thầy giáo này từ thứ năm tuần trước. Tuy nhiên, hàng chục nghìn người đã ký tên vào bản kiến nghị phản đối nhà trường. Về phần mình, Navarro cho rằng bài giảng dựa trên thông tin lịch sử chính xác.
Nhiều ngày sau khi cuộc bầu cử kết thúc, các cuộc bùng nổ chính trị vẫn diễn ra ở trường học. Video quay cảnh nhóm học sinh trung học ở Michigan tụng kinh “Xây dựng bức tường!” đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong chiến dịch tranh cử, Trump liên tục khẳng định sẽ xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico.
74 Million, tổ chức xử lý các vấn đề trong trường công lập Mỹ, đã theo dõi và phát hiện 140 sự cố bắt nạt, đe dọa liên quan đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống. Hunter Cremen, một học sinh viết trên Twitter: “Một tuần qua, tôi thấy rõ nạn phân biệt chủng tộc ở trường nhiều hơn hẳn 4 năm trước”.
Mai Phương Thúy vừa nhập viện cấp cứu vì khó thở khi đang dùng bữa, nối dài danh sách những lần sức khỏe của nàng hậu bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ năm 2016 đến nay.
Sau đổ vỡ hôn nhân, Diệp Lâm Anh, Nghiêm Đức đã có những ngã rẽ khác nhau trong cuộc sống. Diệp Lâm Anh trở lại và chăm chỉ làm nghề, cô tìm được hạnh phúc bên bạn trai kém tuổi
Herbert Mullin khai thực hiện 13 lần 'hiến tế người' sau khi nghe thấy những giọng nói bảo phải 'hiến máu cho thiên nhiên' nhằm ngăn chặn động đất thảm khốc phá hủy California.
Năm 1999, Lưu Diệc Đình - cô gái là nhân vật trong cuốn "Em phải đến Harvard học kinh tế" trở thành hiện tượng ở Trung Quốc và khơi mào cho làn sóng du học Mỹ.
Hàng trăm nghìn tấn arsen chôn trong mỏ vàng bỏ hoang ở miền bắc Canada đang được đóng băng để tránh nguy cơ phát tán, khiến chúng được ví như "quái vật ngủ say".