Thị trưởng Charlotte, bà Jennifer Roberts và chủ tịch Hội đồng ủy viên thành phố Trevor Fuller ngày 25/9 đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh giới nghiêm.
Biểu tình vẫn tiếp diễn ở thành phố Charlotte, Mỹ. (Ảnh: fortune)
Giới chức thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, Mỹ ngày 25/6 đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm áp đặt từ hôm 22/9 vừa qua, trong bối cảnh cuộc biểu tình liên quan đến vụ cảnh sát bắn chết một người da màu đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp.
Trong thông báo đăng tải trên trang mạng Twitter, Thị trưởng thành phố Charlotte Jennifer Roberts và chủ tịch Hội đồng ủy viên thành phố Trevor Fuller tuyên bố dỡ bỏ lệnh giới nghiêm. Quyết định này được thực thi ngay lập tức. Bà Roberts cũng hối thúc người dân nơi đây thể hiện sự đoàn kết, có các hành động ôn hòa và hợp pháp.
Trong khi đó, căng thẳng vẫn gia tăng tại thành phố này vào hôm qua, khi 100 người biểu tình tụ tập bên ngoài sân vận động Ngân hàng Mỹ – nơi diễn ra trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Carolina Panthers và đội tuyển Viking Minnesota.
An ninh bên trong sân vận động đã được thắt chặt. Một số lượng lớn cảnh sát chống bạo động đã được điều động đến đây để ngăn ngừa các vụ bạo lực.
Ngày 20/9 vừa qua, một nhân viên cảnh sát đã bắn chết công dân Keith Lamont Scott, 43 tuổi, người Mỹ gốc Phi sau khi đối tượng này không hạ vũ khí theo lệnh của cảnh sát.
Trong khi cảnh sát khảng định Scott cầm súng thì gia đình người đàn ông này cho rằng, ông ta chỉ cầm một quyển sách.
Vụ việc ngay lập tức làm dấy cuộc biểu tình chống lại sự phân biệt chủng tộc và sự đối xử bất công của cảnh sát đối với người da màu. Biểu tình nhanh chóng biến thành bạo động khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, phá hủy tài sản, thậm chí tấn công người vô tội và các nhà báo. Hơn 12 nhân viên cảnh sát bị thương và 44 người biểu tình đã bị bắt giữ trong những ngày qua.
Kết quả một nghiên cứu mới phổ biến hôm Thứ Hai cho thấy luật California cho phép cấp bằng lái xe cho hàng trăm ngàn di dân lậu ở California có thể làm giảm các tai nạn “hit-and-run,” tức là đụng xe rồi lái đi luôn.
Vào lúc 8h14 phút tối thứ Bảy, ngày 26/4/2025, gia đình anh Richard Le cùng rất nhiều người khác đã trở thành mục tiêu tấn công tại hội chợ Lapu Lapu Festival ở thành phố Vancouver, thuộc tỉnh British Columbia, Canada.
Visa là trở ngại lớn nhất đối với du khách khi đi du lịch Mỹ. Bởi đất nước cờ hoa này được đánh giá là quốc gia khó xin visa nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ trong hồ sơ là bạn sẽ bị đánh trượt ngay. Nhưng sẽ không là vấn đề khi bạn nắm rõ những yếu tố sau đây.
Tôi qua Mỹ với visa K1, từ lúc nộp hồ sơ cho đến lúc nhận visa là hơn 7 tháng. Sau đây là những gì mà tôi đã chuẩn bị và sắp xếp cho ngày phỏng vấn của mình:
Một trong những rào cản lớn nhất khi đi du lịch Mỹ là làm sao có được visa… vì mục đích du lịch thuần túy hoặc thăm bà con, anh em, bạn bè, tìm trường học cho con…
Một nam hành khách đã bất ngờ khi tiếp viên thông báo "không ai được dùng cả hai tay vịn khi ngồi trên máy bay", vì luôn nghĩ ghế giữa sẽ được hưởng đặc quyền này.
Bạn có thể nghĩ rằng nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của người Mỹ. Nhưng đằng sau những logo quen thuộc, bức tranh sở hữu đã âm thầm thay đổi đáng kể.
Xung đột Nga-Ukraine chưa kết thúc và tình hình an ninh ở châu Âu vẫn căng thẳng. Liên minh châu Âu thúc đẩy kế hoạch mới, khuyến nghị công dân 27 quốc gia thành viên chuẩn bị cho chiến tranh và thiên tai, tích trữ 'bộ dụng cụ sinh tồn 72 giờ'.
Theo Newsweek, gần đây, hai công dân Đức đã bị cơ quan chức năng của Mỹ, khám xét, tạm giữ và trục xuất sau khi đến bang Hawaii du lịch mà không đặt trước phòng khách sạn.