Sống khổ lương thấp, liệu lao động nước ngoài còn thiết tha với Nhật Bản?
10:57 12/01/2016

Tuy nhiên, theo tổ chức Liên Minh Tự Do Dân Sự Nhật Bản, nhiều nhà tuyển dụng đã không báo cáo số lượng lao động nước ngoài mà họ đang có, vì vậy số lượng thực tế của lao động nước ngoài có thể lên đến hơn 1 triệu nếu ta dựa trên thống kê dân nhập cư của Bộ Tư Pháp. Đây quả thực là một câu hỏi khá hóc búa, tuy nhiên, người lao động nước ngoài sẽ có thể được xem xét tăng mức tiền lương cũng như chất lượng cuộc sống nếu như họ được cho phép nhập cư?
Một cách chính thức, chính phủ đã nói rằng trước khi họ chấp nhận cho lao động nước ngoài nhập cư vào nước, họ cần có thời gian để tối đa hóa việc sử dụng lực lượng lao động tiềm năng hiện tại của Nhật Bản, sau đó họ sẽ quyết định những đối tượng lao động nước ngoài nào đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Các đối tượng được ưa chuộng nhất là lao động nước ngoài trải qua nền giáo dục tốt và có kỹ năng lao động cần thiết. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là, nếu như những lao động này thật sự có tài năng, tại sao họ không ở lại phục vụ đất nước mình, mà lại đến để làm việc cho Nhật Bản. Chính phủ cho biết, nguồn nhân lực này rất có ích cho việc giúp đỡ nền dân số già cỗi của Nhật. Vấn đề này hiện đặt ra một số câu hỏi như: Làm thế để họ được phép ở lại Nhật trong một thời gian lâu dài như thế, họ sẽ được phép sử dụng họ của mình hay phải thay đổi họ theo họ của người giám hộ?
Điểm đặc biệt của nguồn nhân lực này là họ sẽ phải làm những công việc mà người Nhật Bản thường không thích làm. Tính đến thời điểm này, những lao động không phải là người Nhật Bản nhưng được phép ở lại làm việc lâu dài ở đất nước này đa số là những thực tập sinh-những người đến đây để học tập và sẽ sớm quay về phục vụ đất nước của họ. Tuy nhiên, đa số lao động nước ngoài ở đây chỉ được sắp xếp vào làm những công việc thủ công trong các nhà máy, xí nghiệp hoặc trang trại, và lương mà họ được nhận còn thấp hơn cả mức lương tối thiểu của một người Nhật có được. Là một phần của chiến lược phát triển kinh doanh của mình, chính phủ đang cân nhắc mở rộng thời gian cho các thực tập sinh làm việc ở đây, có thể là từ 3 đến 5 năm.
Tuy nhiên, không chỉ những người nhập cư, mà cả những công dân được cho phép định cư hợp pháp ở Nhật cũng chưa chắc được hưởng mức tiền lương như bao người bình thường khác. Một bài báo gần đây trên tờ Asahi Shimbun đã kể về câu chuyện của một người đàn đến từ Bolivia, vì tổ tiên của mình là người Nhật nên ông ấy đã đến và sống ở Nhật Bản được 18 năm. Ông hiện đang làm việc cho một cơ quan, nơi này đã tạm thời phái ông đến Fukushima Prefecture để làm sạch các khu vực bị ô nhiễm bởi phóng xạ. Ông làm được ¥ 16,000 một ngày, và ông cho biết đó là số tiền lớn nhất ông từng nhận được. Tuy nhiên, Bộ Môi trường đã công bố “chỉ thị”, rằng những người làm công việc có tiếp xúc với phóng xạ nguy hiểm này, phải được trả ít nhất ¥ 25,000 một ngày, mặc dù họ không bắt buộc các công ty phải làm như vậy, nhưng đây là việc họ nên làm để xứng đáng với sức lực mà người lao động đã bỏ ra. Người đàn ông Bolivia nói rằng, ông khá hài lòng với công việc hiện tại và tiền lương của mình, mặc dù mùa hè năm ngoái, ông ta đã phải tham gia một công việc ngoài giờ không lương. Ông ấy cũng đã đề cập đến 3 người đồng nghiệp khác, những người có cùng hoàn cảnh sống như ông.
Việc này không có ý ám chỉ rằng những người này đang bị khai thác sức lực quá nhiều đơn giản chỉ vì họ không phải là người Nhật Bản. Mà là vì những đối tượng này rất khó để có thể tiến xa như những người bản địa do khả năng giao tiếp với các nhà tuyển dụng của họ quá hạn chế. Các công ty ở Fukushima cho biết, họ không muốn làm việc nhiều với người nước ngoài vì họ sợ sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến kinh doanh của họ. Lý do duy nhất mà những người nước ngoài được nhận vào làm là do các công ty không thể tìm được bất cứ người Nhật nào cho vị trí đó
Một nghề nghiệp đang được chính phủ xem xét để sử dụng nguồn lao động nước ngoài tại đây là nghề dọn phòng, tuy nhiên theo truyền thống, đây không phải là một nghề nghiệp được công nhận tại Nhật Bản, trừ khi ta nói đến ngành công nghiệp khách sạn. Lý do cho sự xuất hiện của nghề này vẫn còn là một ẩn số, mọi người chỉ đoán rằng nghề này có thể sẽ giúp giải quyết lượng lao động nữ còn tồn đọng khá nhiều trên đất nước này. Chính phủ Nhật cho biết, họ dự kiến sẽ bắt đầu chấp nhận lao động không phải người Nhật cho công việc Dọn dẹp phòng, chính phủ sẽ thiết lập một khu vực lao động riêng cho nghề này, với điều kiện lao động không được ở lại quá 3 năm.
Để có được cái nhìn cụ thể hơn về nghề Dọn phòng này, tờ báo Asashi đã có một bài phỏng vấn nhỏ với một người phụ nữ Phillipines hiện đang theo làm công việc trên. Cô ấy kết hôn với một người đàn ông Nhật bản và ở lại đất nước này. Người phụ nữ Philippines 42 tuổi hiện có thể nói được kha khá tiếng Nhật, cô cho biết vốn từ của cô đủ để dùng cho “cuộc sống hằng ngày”, 1 tuần cô làm việc dọn dẹp cho một phụ nữ khác ở Shibuya, Tokyo. Cô được trả 1.500 ¥ cho một tiếng đồng hồ làm việc, 1 tuần cô làm 2 ca, mỗi ca 3 tiếng.
Sự khác biệt chính giữa người giúp việc ở Nhật Bản và các nước khác là pháp luật ở Nhật Bản cấm người giúp việc sống trong nhà. Tuy nhiên, một luật sư được phỏng vấn bởi tờ báo Asahi đã chỉ ra, nếu công việc giúp việc trở nên phổ biến hơn họ có thể thay thế được các ngành nghề khắc trong việc chăm sóc gia đình, như trông trẻ, chăm sóc người già vậy nên họ có thể được xem xét để sống cùng với chủ nhà và được nâng tiền lương nếu làm tốt công việc. Hiện nay đối với những người làm nghề chăm sóc người cao tuổi, họ cho rằng mức tiền lương đó là quá thấp so với công sức mà họ đã bỏ ra. Nếu chính phủ thực sự muốn tối đa hóa lực lượng lao động chưa được khai thác của Nhật Bản trước khi thuê lao động nước ngoài, thì trước hết phải cung cấp mức lương hợp lý cho lao động trong nước đi đã.

Những cám dỗ bạn nên né xa khi đi du học
Chưa bao giờ các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ lại trắng trợn và tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook như bây giờ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Mỹ ráo riết ngăn chặn công dân Trung Quốc sang Mỹ sinh con
Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc gần đây đã đăng một thông báo bằng tiếng Trung trên nền tảng X, nói các viên chức lãnh sự Mỹ đang ngăn chặn khách du lịch nước ngoài lợi dụng chính sách nhập cư của Mỹ thông qua "du lịch sinh con".
-
Một loài cá của Việt Nam được người Mỹ thích mê, 'chốt đơn' chục triệu USD
Không phải cá tra tỷ USD, khách Mỹ đang thích mê và ồ ạt chốt đơn mua cá rô phi của Việt Nam. Nhờ đó, xuất khẩu loài cá bình dân này ghi nhận mức tăng trưởng thần tốc.
-
Người Mỹ buộc phải có REAL ID nhận dạng khi đi máy bay, người dân cần chuẩn bị gì?
Sau gần hai thập kỷ trì hoãn, kể từ ngày 7/5/2025, Đạo luật REAL ID sẽ chính thức được thực thi trên toàn nước Mỹ, đánh dấu bước chuyển lớn trong chính sách nhận dạng cá nhân của liên bang.
-
Nhiều người Mỹ nghĩ ông Trump làm kinh tế tệ đi, hoài nghi việc áp thuế
Kết quả thăm dò mới được Đài CNN công bố cho thấy 59% người Mỹ cho rằng các chính sách của ông Trump đã khiến nền kinh tế tệ đi.
-
Chân dung ghê rợn của một băng đảng xã hội đen người Việt ở Mỹ
Những năm cuối thập kỉ 80, khi băng Born to Kill dần dần trở nên có tên tuổi trong giới xã hội đen Mỹ, nhiều nhóm tội phạm gốc Việt cũng bắt đầu hoạt động dưới danh nghĩa của nhóm này.
-
Tiểu thương gốc Hoa ở Mỹ lao đao vì thương chiến
Quyết định áp thuế nặng với nhiều hàng hóa Trung Quốc của ông Trump khiến các tiểu thương gốc Hoa tại Mỹ nơm nớp lo mất khách, thiếu hàng.
-
Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn
Theo Newsweek, gần đây, hai công dân Đức đã bị cơ quan chức năng của Mỹ, khám xét, tạm giữ và trục xuất sau khi đến bang Hawaii du lịch mà không đặt trước phòng khách sạn.
-
Mỹ trục xuất 3 trẻ dù có quốc tịch Mỹ, có bé bị ung thư di căn
Việc chính quyền ông Trump tiếp tục trục xuất 3 trẻ em mang quốc tịch Mỹ đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích về tính hợp pháp và nhân đạo trong chính sách nhập cư.
-
Người mẹ bị trục xuất khỏi Mỹ mang theo con hai tuổi
Người mẹ là dân nhập cư trái phép bị đưa đến Honduras, đưa theo con gái hai tuổi mang quốc tịch Mỹ, sau khi bị giới chức Mỹ trục xuất.
-
Lễ 30/4 của người Việt ở nước ngoài
Tại thủ đô Brasilia (Brazil) sáng 27/4, Kim Hồng dậy sớm đi chợ, nấu một mâm cơm Việt mời toàn bộ 19 thành viên gia đình chồng đến ăn mừng "Tết thống nhất".
-
Sài Gòn ngày 30/4/1975 trong ký ức của nhà báo Ấn Độ
11h25 trưa 30/4/1975, Nayan Chanda nghe thấy tiếng nổ lớn, một chiếc xe tăng vụt qua, ông nghĩ thầm "Họ đến rồi" và ôm máy ảnh lao ra đường.
-
Hai chiếc Boeing 747 đâm sầm làm thân máy bay ‘đứt toạc’, gần 600 người thiệt mạng
47 năm trước, thảm kịch đau thương nhất lịch sử hàng không thế giới đã xảy ra chỉ vì một sai lầm không thể ngờ. Đây là câu chuyện đau lòng khi gần 600 người đã ra đi.