Không quân Mỹ có kế hoạch trang bị vũ khí laser cho chiến đấu cơ và máy bay không người lái để tăng năng lực tấn công lẫn phòng thủ.
Sau khi hải quân liên tiếp công bố các đợt thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí laser (LaWS), đến lượt không quân Mỹ tiếp bước với dự án phát triển LaWS trang bị cho các loại máy bay với hy vọng triển khai rộng rãi vào năm 2023. Trước mắt, Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ đặt mục tiêu có thể hoàn thành giai đoạn thử nghiệm trong vòng khoảng 3 đến 4 năm tới, theo chuyên trang Defense One.
Chương trình của không quân cũng dựa trên nền tảng hệ thống LaWS do Cơ quan Dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) phát triển nhiều năm qua và đã đạt được thành công khi gắn trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce từ năm 2014.
Vũ khí đa năng
Vũ khí laser phóng từ máy bay có thể đảm nhận một loạt nhiệm vụ bao gồm chống hạm, tấn công mặt đất, không đối không và thậm chí bắn hạ tên lửa đạn đạo. Theo tiến sĩ Greg Zacharias, Cố vấn khoa học của không quân Mỹ, LaWS sử dụng chùm tia nhiệt độ cao vô hình phóng đi tiêu diệt chính xác mục tiêu mà không gây ra vụ nổ lớn. Ngoài ra, tốc độ cực nhanh của laser mang lại khả năng đánh chặn các loại tên lửa siêu thanh.
Bên cạnh đó, quá trình thử nghiệm của hải quân đã chứng minh được những ưu điểm lớn khác của LaWS là có thể bắn liên tục với chi phí cực kỳ thấp so với các loại vũ khí tân tiến như tên lửa và bom thông minh. Khẩu pháo laser gắn trên tàu USS Ponce chỉ có giá 32 triệu USD và chỉ tốn chi phí 1 USD/lần bắn. Trong khi đó, tính trung bình, chi phí sản xuất mỗi quả tên lửa Tomahawk đã lên tới 1,4 triệu USD.
Theo Defense One, điểm yếu lớn nhất của các thế hệ vũ khí laser đời đầu là sức công phá thấp. Chẳng hạn như tia laser của tàu USS Ponce chỉ có công suất 30 kW và vẫn chưa thể chặn được tên lửa đối hạm, cũng như chỉ đủ “gãi ngứa” cho chiến đấu cơ và chiến hạm thực thụ. Ngoài ra, độ chính xác còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, bụi, hơi nước trong không khí.
Tuy nhiên, DARPA đang bắt tay với Tập đoàn General Atomics đẩy nhanh LaWS thế hệ 3 hoạt động bằng pin lithiumion nhỏ gọn và có thể được sạc nếu cạn năng lượng. Chuyên san Aviation Week & Space Technology dẫn lời giới chức cho biết với chi phí vận hành hầu như không tăng, các chuyên gia đã thành công trong việc tăng công suất chùm tia laser lên đến 150 kW, đủ sức bắn chặn ngư lôi lẫn các đội tàu cao tốc cỡ nhỏ, còn máy bay không người lái (UAV) không thể nào chịu nổi loại vũ khí này. Mặt khác, kích thước và trọng lượng của hệ thống cũng được thu gọn rõ rệt so với các thế hệ trước.
Tất cả đều là những điều kiện lý tưởng để trang bị LaWS cho các chiến đấu cơ luôn hoạt động với tốc độ cận siêu thanh và siêu thanh, theo tiến sĩ Zacharias. Hiện mục tiêu trước mắt của DARPA là tiếp tục nghiên cứu để đẩy công suất chùm tia lên tới 300 kW, đồng thời có tầm bắn xa hơn.
Các nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ không quân dự tính triển khai vũ khí laser cho các loại máy bay hạng nặng như máy bay vận tải C-17, C-130 và máy bay cường kích AC-130U trước để tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt biển. Khi công nghệ thu nhỏ vũ khí laser thật sự hoàn chỉnh thì sẽ bắt đầu trang bị cho chiến đấu cơ F-16, F/A-18, F-22 và cả F-35 nhằm giành ưu thế tuyệt đối trong không chiến. Ngoài ra, chuyên san The National Interest dẫn lời tiến sĩ Zacharias cho biết thêm các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ cũng đang nghiên cứu cơ chế dẫn đường cho vũ khí laser.
UAV như hổ thêm cánh
Theo các chuyên gia, với tốc độ nghiên cứu phát triển vũ khí laser như hiện nay thì việc trang bị cho UAV chỉ là vấn đề thời gian. Khi đó, UAV có thể phục vụ 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng cho quân đội Mỹ là đánh chặn tên lửa và tấn công chính xác tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao. Defense One dẫn lời lãnh đạo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) James Syring cho biết cơ quan này đang lên kế hoạch đến năm 2020 sẽ chế tạo thành công UAV tầm xa, hoạt động từ độ cao 20.000 m trở lên và có thể dùng LaWS bắn hạ tên lửa đạn đạo ngay từ giai đoạn phóng. Độ cao này không gây nguy hiểm cho hàng không dân dụng và giúp UAV duy trì hoạt động hiệu quả bất chấp thời tiết xấu.
Ngoài ra, UAV sẽ được trang bị năng lực tàng hình cùng khả năng duy trì hoạt động trong nhiều ngày liên tiếp cũng như giữ vững độ cao nằm ngoài tầm tấn công của các hệ thống phòng không hiện nay trên thế giới. “Nếu cung cấp đủ năng lượng, hoàn thiện được chất lượng của laser và ở cao độ thích hợp, việc bắn hạ tên lửa đạn đạo là có thể thực hiện được”, Phó đô đốc Syring nhận định.
Bên cạnh đó, ưu điểm nhắm chính xác vào mục tiêu mà không gây nổ diện rộng của vũ khí laser còn có thể áp dụng cho các cuộc không kích nhằm vào những mục tiêu như thủ lĩnh cấp cao của các tổ chức vũ trang cực đoan tại Nam Á và Trung Đông. Mục tiêu lớn nhất hiện nay là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria.
Lâu nay, các tay súng cực đoan cố tình hoạt động và lẩn trốn ở những khu dân cư đông đúc, cộng thêm những bất cập trong hệ thống điều khiển UAV, dẫn tới các cuộc không kích của Mỹ thường xuyên gây thương vong cho dân thường. Tình trạng này khiến quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia sở tại như Pakistan, Afghanistan… rơi vào căng thẳng, đồng thời Washington hứng chịu chỉ trích từ nhiều phía.
Đây cũng được cho là một lý do khiến chiến dịch không kích IS ở Syria và Iraq của liên quân do Mỹ dẫn đầu bị cho là chưa thật sự đạt hiệu quả mong muốn. Trong tương lai, khả năng tấn công chính xác từ vũ khí laser sẽ là câu trả lời cho bài toán nan giải này.
Khoảng 1 triệu căn nhà của cư dân và các tòa nhà khác của tiểu bang Michigan hôm thứ năm 9/3 đã hoàn toàn chìm trong bóng tối sau khi gío mạnh đã gây ra tình trạng mất điện rộng rãi khắp tiểu bang.
Visa là trở ngại lớn nhất đối với du khách khi đi du lịch Mỹ. Bởi đất nước cờ hoa này được đánh giá là quốc gia khó xin visa nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ trong hồ sơ là bạn sẽ bị đánh trượt ngay. Nhưng sẽ không là vấn đề khi bạn nắm rõ những yếu tố sau đây.
Tôi qua Mỹ với visa K1, từ lúc nộp hồ sơ cho đến lúc nhận visa là hơn 7 tháng. Sau đây là những gì mà tôi đã chuẩn bị và sắp xếp cho ngày phỏng vấn của mình:
Một trong những rào cản lớn nhất khi đi du lịch Mỹ là làm sao có được visa… vì mục đích du lịch thuần túy hoặc thăm bà con, anh em, bạn bè, tìm trường học cho con…
Một nam hành khách đã bất ngờ khi tiếp viên thông báo "không ai được dùng cả hai tay vịn khi ngồi trên máy bay", vì luôn nghĩ ghế giữa sẽ được hưởng đặc quyền này.
Bạn có thể nghĩ rằng nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của người Mỹ. Nhưng đằng sau những logo quen thuộc, bức tranh sở hữu đã âm thầm thay đổi đáng kể.
Xung đột Nga-Ukraine chưa kết thúc và tình hình an ninh ở châu Âu vẫn căng thẳng. Liên minh châu Âu thúc đẩy kế hoạch mới, khuyến nghị công dân 27 quốc gia thành viên chuẩn bị cho chiến tranh và thiên tai, tích trữ 'bộ dụng cụ sinh tồn 72 giờ'.
Theo Newsweek, gần đây, hai công dân Đức đã bị cơ quan chức năng của Mỹ, khám xét, tạm giữ và trục xuất sau khi đến bang Hawaii du lịch mà không đặt trước phòng khách sạn.
Trong bức thư gửi Tổng Bí thư Lê Duẩn vào tháng 3/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về kế hoạch "làm công trên một chiếc tàu thủy" để vượt biển vào thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam.
Thấy đoàn diễu binh đi qua, Hoàng Minh cùng bạn bè hét lớn "Chồng ơi!", "Anh yêu nước, còn em yêu anh!", khiến nhiều người bật cười, số khác lắc đầu ngán ngẩm.