Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế của Mỹ
Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ và sẽ tiếp tục phối hợp tìm giải pháp đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định.
08:37 04/04/2025
" lấy làm tiếc trước việc Mỹ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của sang Mỹ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết hôm nay, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng với hàng loạt nền kinh tế.
"Chúng tôi cho rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế - thương mại song phương và lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước nếu được áp dụng", bà Hằng nói thêm.
Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực trao đổi, thảo luận các biện pháp cụ thể với Mỹ nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, hướng đến thương mại công bằng, bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên.
" sẽ tiếp tục phối hợp, trao đổi với Mỹ trên tinh thần xây dựng và hợp tác để tìm ra các giải pháp thiết thực, góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: BNG
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 công bố mức thuế nhập khẩu áp dụng với hơn 180 đối tác thương mại. Theo đó, khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, áp dụng từ 9/4.
Việt Nam chịu mức 46%, nằm trong nhóm các nước bị áp thuế cao nhất cùng với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Myanmar.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 3/4 chủ trì cuộc họp với các bộ ngành sau tuyên bố áp thuế của Mỹ. Lãnh đạo chính phủ yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu. Ông giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo các bộ ngành, ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, nhất là đơn vị xuất khẩu lớn.
Chính phủ lập tổ phản ứng nhanh khi Mỹ áp thuế với Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lập ngay tổ phản ứng nhanh để có đối sách chủ động khi Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% với Việt Nam.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ ngành sau tuyên bố của Mỹ về mức áp thuế mới với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Cuộc họp có sự tham gia của người đứng đầu các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước cùng nhiều cơ quan khác.
" muốn Mỹ có chính sách phù hợp hơn với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước", Thủ tướng nói, thêm rằng điều này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, phải tiếp tục khắc phục hậu quả nặng nề, kéo dài sau nhiều năm chiến tranh.
Thuế nhập khẩu đối ứng được Mỹ áp dụng với hơn 180 đối tác thương mại. Theo đó, khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, áp dụng từ 9/4.
Trong đó, Việt Nam chịu mức 46%, nằm trong nhóm các nước bị áp thuế cao nhất cùng với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Myanmar.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp, ngày 3/4. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành "có đối sách chủ động, linh hoạt với mọi diễn biến". Việc này nhằm giúp Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn, cú sốc từ bên ngoài như những gì đã trải qua trong bối cảnh dịch Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng...
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu. Ông giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo các bộ ngành, ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, nhất là đơn vị xuất khẩu lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình hiện nay cho thấy cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt, phức tạp và khó đoán định. Song theo ông, đây cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Theo Thủ tướng, có cơ hội để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Cùng với đó, có thể mở rộng, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy và khai thác thị trường nội địa hóa. "Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi", ông nói thêm.
Chính phủ họp sau tuyên bố của Mỹ về mức thuế đối ứng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, sáng 3/4. Ảnh: TTXVN
Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ cho biết các nhóm hàng chịu tác động từ chính sách thuế vừa công bố của Mỹ gồm thủy sản, nhựa, cao su, gỗ, giấy bột giấy, dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, linh kiện, máy móc thiết bị, điện tử...
Các doanh nghiệp lo ngại hàng hóa sẽ chịu tác động "rất căng thẳng" khi Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam lên tới 46% - thuộc nhóm nước chịu thuế suất cao. Điều này khiến giảm cạnh tranh của hàng Việt so với sản phẩm từ các nước khác.
Theo số liệu từ Cục Hải Quan, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng trị giá 119,5 tỷ USD và nhập từ thị trường này 15,1 tỷ USD. Có 15 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD, trong đó 3 nhóm áp đảo gồm máy tính - linh kiện với 23,2 tỷ USD; máy móc thiết bị và dệt may lần lượt 22 tỷ và 16,2 tỷ USD.
Điện thoại, gỗ hay giày dép cũng là nhóm hàng đem lại giá trị lớn, dao động 8,3-9,8 tỷ USD. Nông sản cũng có đóng góp quan trọng, như hạt điều và thủy sản lần lượt 1,15 tỷ và 1,83 tỷ USD hay cà phê gần 323 triệu USD.
Theo: Vnexpress

Nền kinh tế Mỹ sẽ thế nào sau khi ông Trump áp thuế?
Người dân Mỹ có thể sẽ đối diện với sự mất mát ban đầu, tuy nhiên về lâu dài, nhiều người tin rằng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước này sẽ cải thiện.