Tỷ phú Zhou Chengjian – nhà sáng lập thương hiệu thời trang nổi tiếng Metersbonwe vừa mất tích một cách đầy bí ẩn.
Đây là vụ mới nhất trong chuỗi biến mất đầy bí ẩn của một loạt doanh nhân và nhà tài chính Trung Quốc – những người được cho là bị nhà chức trách “sờ gáy” trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của chính quyền Tập Cận Bình.
Tờ thời báo tài chính của Anh Fianacial Times đưa tin, cổ phiếu của Metersbonwe trên sàn chứng khoán Thâm Quyến đã ngừng giao dịch vào ngày 7/1. Công ty này cho biết đang tìm hiểu thông tin từ giới truyền thông nói rằng tỷ phú Zhou Chengjian, Chủ tịch công ty, đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tỷ phú Zhou Chengjian
Metersbonwe là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu của Trung Quốc. Chủ tịch Zhou là người giàu thứ 65 ở Trung Quốc trong năm 2015, theo xếp hạng của tạp chí Hurun Rich, với khối tài sản ròng ước tính khoảng 26,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4,01 tỷ USD).
Tối 7/1, Metersbonwe ra thông báo thứ hai cho biết không thể liên lạc được với ông Zhou cũng như thư ký hội đồng quản trị. Ngoài ra, thông báo này không cung cấp thêm thông tin cụ thể nào.
Trước tỷ phú Zhou, nhiều doanh nhân và nhà tài chính Trung Quốc cũng đột nhiên biến mất.
Các vụ mất tích này đã gây lo ngại trong giới doanh nhân ở Trung Quốc, đồng thời cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đang tiến sâu vào khu vực kinh tế tư nhân của nước này.
Mấy tháng gần đây, hàng chục quan chức chính phủ, các “sếp” lớn của các công ty nhà nước và các nhà điều hành trong lĩnh vực tài chính đã bị bắt giữ để phục vụ điều tra.
Tỷ phú Zhou xuất thân là một thợ may và từng phá sản hai lần trước năm 18 tuổi. Không ngại thất bại, ông lại khởi nghiệp và giàu lên nhờ sáng lập thương hiệu thời trang Metersbonwe nổi tiếng khắp Trung Quốc.
Hãng Metersbonwe của ông thành công nhờ bán các sản phẩm thời trang hợp “mốt” với mức giá rẻ hơn các thương hiệu nước ngoài như H&M hay Zara./.
Chưa bao giờ các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ lại trắng trợn và tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook như bây giờ.
Visa là trở ngại lớn nhất đối với du khách khi đi du lịch Mỹ. Bởi đất nước cờ hoa này được đánh giá là quốc gia khó xin visa nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ trong hồ sơ là bạn sẽ bị đánh trượt ngay. Nhưng sẽ không là vấn đề khi bạn nắm rõ những yếu tố sau đây.
Tôi qua Mỹ với visa K1, từ lúc nộp hồ sơ cho đến lúc nhận visa là hơn 7 tháng. Sau đây là những gì mà tôi đã chuẩn bị và sắp xếp cho ngày phỏng vấn của mình:
Một trong những rào cản lớn nhất khi đi du lịch Mỹ là làm sao có được visa… vì mục đích du lịch thuần túy hoặc thăm bà con, anh em, bạn bè, tìm trường học cho con…
Một nam hành khách đã bất ngờ khi tiếp viên thông báo "không ai được dùng cả hai tay vịn khi ngồi trên máy bay", vì luôn nghĩ ghế giữa sẽ được hưởng đặc quyền này.
Bạn có thể nghĩ rằng nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của người Mỹ. Nhưng đằng sau những logo quen thuộc, bức tranh sở hữu đã âm thầm thay đổi đáng kể.
Xung đột Nga-Ukraine chưa kết thúc và tình hình an ninh ở châu Âu vẫn căng thẳng. Liên minh châu Âu thúc đẩy kế hoạch mới, khuyến nghị công dân 27 quốc gia thành viên chuẩn bị cho chiến tranh và thiên tai, tích trữ 'bộ dụng cụ sinh tồn 72 giờ'.
Theo Newsweek, gần đây, hai công dân Đức đã bị cơ quan chức năng của Mỹ, khám xét, tạm giữ và trục xuất sau khi đến bang Hawaii du lịch mà không đặt trước phòng khách sạn.
Trong bức thư gửi Tổng Bí thư Lê Duẩn vào tháng 3/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về kế hoạch "làm công trên một chiếc tàu thủy" để vượt biển vào thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam.