Sau kết quả bất ngờ của Brexit, một nhóm người tại bang Texas của Mỹ đang vận động mạnh mẽ để đòi Texit (tứcTexas rời khỏi Mỹ).
Theo Reuters, nhóm người đòi ly khai tại Texas này khẳng định, cuộc trưng cầu dân ý tại Anh có thể là hình mẫu cho bang Texas – từng là một quốc gia độc lập từ năm 1836 -1845.
Kết quả của Brexit tại Anh đang khơi nguồn cho Texit tại Mỹ. Ảnh AP
Hơn thế nữa, ông Daniel Miller, Chủ tịch Phong trào Những người theo chủ nghĩa dân tộc tại (TNM), nhấn mạnh, nếu tách riêng ra, nền kinh tế trị giá 1.600 tỷ USD của có thể đứng thứ 10 trên thế giới.
“TNM chính thức kêu gọi Thống đốc bang Texas cần tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý tương tự như ở Anh cho người Texas”, nhóm này tuyên bố. Tuy nhiên, Thống đốc bang Texas Greg Abbott vẫn chưa đưa ra bình luận gì về việc này.
Trước đó, TNM – nhóm có sự ủng hộ của khoảng 250.000 người – đã thất bại trong việc kêu gọi tiến hành bỏ phiếu vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, họ dự định sẽ khởi động lại chiến dịch của mình vào năm 2018.
“Tôi có thể cảm nhận được không khí Texit hiển hiện rõ ràng”, ông Miller nói và cho biết Texit là từ khóa xuất hiện rất nhiều tại Mỹ sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh.
Ông Phillip Paulson – một người sử dụng Twitter – đã chia sẻ trên tài khoản của mình rằng: “Tuyệt vời. Brexit đã hoàn tất, giờ chúng ta cần Texit”.
Dù theo Hiến pháp Mỹ, một bang của nước này không thể tách rời khỏi liên bang, tuy nhiên, điều này không ngăn được những người muốn ly khai tiến hành hàng loạt chiến dịch của mình trong suốt chiều dài lịch sử Mỹ.
Tuy nhiên, kể từ năm 1983, khi Tây Virginia được thành lập trong Nội chiến, đã không có một bang nào rút khỏi Mỹ để thành lập một nhà nước độc lập.
Mặc dù vậy, trên khắp , những người muốn ly khai vẫn thường xuyên bày tỏ bất bình về chính sách thuế hay bất kỳ quy định nào mà họ coi là xâm phạm quyền tự do của họ. Dù vậy, những người này đã không thể ly khai thành công do vấp phải những rào cản về pháp lý hoặc không có đủ người ủng hộ.
Một cuộc thăm dò năm 2014 do Reuters/Ipsos tiến hành cho thấy có tới ¼ người Mỹ sẵn sàng chấp nhận việc bang của mình rời khỏi Mỹ.
Tại Texas và nhiều bang khác, kết quả Brexit đã đến quá muộn để những người đòi ly khai có thể sử dụng điều này làm “bàn đạp” đòi tiến hành trưng cầu dân ý trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Tuy nhiên, điều này vẫn giúp họ nuôi hy vọng rằng, nếu có thể yêu cầu chính quyền các bang tổ chức trưng cầu dân ý về việc đòi ly khai, họ sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri./.
Bài viết sẽ giới thiệu về cách bạn có thể kiện lên tòa di trú để xin xem xét lại quyết định visa của bạn nếu không may bị từ chối và bạn không hài lòng với quyết định của visa.
Visa là trở ngại lớn nhất đối với du khách khi đi du lịch Mỹ. Bởi đất nước cờ hoa này được đánh giá là quốc gia khó xin visa nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ trong hồ sơ là bạn sẽ bị đánh trượt ngay. Nhưng sẽ không là vấn đề khi bạn nắm rõ những yếu tố sau đây.
Tôi qua Mỹ với visa K1, từ lúc nộp hồ sơ cho đến lúc nhận visa là hơn 7 tháng. Sau đây là những gì mà tôi đã chuẩn bị và sắp xếp cho ngày phỏng vấn của mình:
Một trong những rào cản lớn nhất khi đi du lịch Mỹ là làm sao có được visa… vì mục đích du lịch thuần túy hoặc thăm bà con, anh em, bạn bè, tìm trường học cho con…
Một nam hành khách đã bất ngờ khi tiếp viên thông báo "không ai được dùng cả hai tay vịn khi ngồi trên máy bay", vì luôn nghĩ ghế giữa sẽ được hưởng đặc quyền này.
Bạn có thể nghĩ rằng nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của người Mỹ. Nhưng đằng sau những logo quen thuộc, bức tranh sở hữu đã âm thầm thay đổi đáng kể.
Xung đột Nga-Ukraine chưa kết thúc và tình hình an ninh ở châu Âu vẫn căng thẳng. Liên minh châu Âu thúc đẩy kế hoạch mới, khuyến nghị công dân 27 quốc gia thành viên chuẩn bị cho chiến tranh và thiên tai, tích trữ 'bộ dụng cụ sinh tồn 72 giờ'.
Theo Newsweek, gần đây, hai công dân Đức đã bị cơ quan chức năng của Mỹ, khám xét, tạm giữ và trục xuất sau khi đến bang Hawaii du lịch mà không đặt trước phòng khách sạn.
Trong bức thư gửi Tổng Bí thư Lê Duẩn vào tháng 3/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về kế hoạch "làm công trên một chiếc tàu thủy" để vượt biển vào thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam.