Hồ sơ “Email gate” của bà Clinton
Khép lại hồ sơ cách đây 3 tháng, đến ngày 28-10, giám đốc FBI bất ngờ thông báo điều tra tiếp vụ án vì có yếu tố mới liên quan đến những lá thư điện tử cá nhân của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
23:10 06/11/2016
Diễn ra trước ngày bầu cử tổng thống vỏn vẹn 12 ngày, động thái của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) gây sửng sốt và tranh cãi vì nó tạo điều kiện cho ứng cử viên (ƯCV) Cộng hòa Donald Trump lật ngược thế cờ ở “phút 89”. Bởi lẽ, trước đó, hầu như tất cả cuộc thăm dò dư luận đều dự báo ƯCV Dân chủ Hillary Clinton có đến 80% cơ hội đắc cử tổng thống.
Đột ngột “trở cờ”
Vụ “Email gate” (xì-căng-đan thư điện tử) kéo dài từ năm 2009 đến 2013. Lúc đó, bà Clinton giữ vai trò Ngoại trưởng Mỹ. Bà dùng máy chủ thư điện tử riêng ở nhà (New York) để gửi và nhận email, trong đó có những bức chứa đựng thông tin mật, vi phạm nguyên tắc bảo mật của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trong thời gian bị điều tra, bà Clinton khẳng định không hề động tới thông tin mật khi gửi hoặc nhận email qua máy chủ riêng. Sau đó, bà thừa nhận “có mắc sai lầm nhưng chỉ là vô tình” vì một số thông tin mà vào thời điểm bà sử dụng không phải là mật.
Tháng 7 vừa qua, sau khi điều tra vụ việc, FBI kết luận rằng bà Clinton và các trợ lý “vô cùng bất cẩn” khi xử lý thông tin mật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ đầu, vụ việc được những người ủng hộ ƯCV Donald Trump theo dõi với sự phấn khích đặc biệt. Họ liên tục kêu gọi “bỏ tù bà ấy đi”. Song, sự háo hức này mau chóng “xì hơi” với kết luận của FBI.
Người thông báo kết luận nêu trên là Giám đốc FBI vào hôm 5-7 trong một cuộc họp báo diễn ra vài giờ trước khi bà Clinton bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử cùng Tổng thống Obama. Ông Comey cho biết FBI đã điều tra vụ việc cả năm trời và đi đến kết luận: Cách sử dụng email của bà Clinton là “cực kỳ bất cẩn”. Tuy nhiên, FBI sẽ không kiến nghị Viện Công tố truy tố hình sự.
Ông giải thích: “Theo chúng tôi, bà Clinton không cố ý vi phạm nguyên tắc bảo mật, không làm rò rỉ khối lượng lớn dữ liệu mật cũng như không có dấu hiệu bất trung hay cản trở công lý”.
Ông Comey khẳng định FBI đã xem xét và phân tích kỹ 30.000 email của bà Clinton, trong đó chỉ có 110 thư chứa đựng thông tin mật từ thấp đến cao (thấp nhiều hơn) vào thời điểm gửi đi. Đáng chú ý, theo ông Comey, một số email nằm ngoài kho dữ liệu Bộ Ngoại giao “có lẽ do bị xóa”.
Phản ứng của phe Cộng hòa rất dữ dội. Họ cáo buộc cuộc điều tra đã bị chính trị hóa có lợi cho Đảng Dân chủ cầm quyền – điều mà Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch cực lực bác bỏ. Bà Lynch, sếp ông Comey, nhấn mạnh không hề dùng ảnh hưởng của mình để định hướng cuộc điều tra.
Bộ trưởng Tư pháp hứa sẽ chấp nhận mọi kết luận của FBI – một lời hứa mà bà có thể cảm thấy tiếc nuối vì “bề dưới” đột ngột “ trở cờ” hôm 28-10.
Chống lại cấp trên?
Có thể nói đó là “ngày thứ sáu đen tối” của bà Clinton. Hôm ấy, trong một động thái được cho là chống lại cấp trên, giám đốc FBI gửi thư thông báo với Quốc hội Mỹ rằng cơ quan ông đang xem xét một loạt email mới “thích hợp” cho việc điều tra lại hồ sơ “Email gate”. Đáng chú ý là cùng ngày, bức thư này chỉ được gửi riêng cho các nghị sĩ Cộng hòa.
Loạt email mới bao gồm hàng vạn thư tìm thấy trong laptop của cựu hạ nghị sĩ Anthony Weiner, đại diện Đảng Dân chủ bang New York, chồng cũ của bà Huma Abedin – vốn là đệ tử ruột của bà Clinton. Chiếc laptop mà 2 vợ chồng dùng chung này từng kết nối với máy chủ thư điện tử riêng của bà Clinton.
FBI đã điều tra dữ liệu lưu trữ trong laptop của ông Weiner từ tháng 6-2016 sau khi cựu ứng cử viên thị trưởng New York nổi tiếng “gái gú” này bị tố gạ tình (chat sex) trẻ vị thành niên. Đây cũng là lý do bà Amedin đệ đơn xin ly dị hồi tháng 8 vừa qua. Trong quá trình điều tra , FBI phát hiện các email nhạy cảm tình nghi liên quan đến vụ “Email gate”.
Tuy nhiên, khi bị chất vấn “nội dung những email đó là gì?”, ông Comey trả lời “chúng tôi chưa rõ” rồi thừa nhận “ngay lúc này, FBI chưa thể khẳng định điều gì”. Nói như vậy có thể ngầm hiểu đó là bản sao của những bức thư trong vụ án “Email gate” mà FBI đã phân tích nhưng cũng có thể chúng chứa dữ liệu thuộc dạng “bắt tận tay, day tận mặt” chống lại bà Clinton.
Ngày 30-10, FBI đã xin được phép điều tra mớ tài liệu mới kể trên. Cuộc điều tra chắc chắn không thể có kết quả trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ (8-11). Dù sao thì sự kiện này rất bất lợi cho ƯCV Hillary Clinton. Nó đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao giám đốc FBI lật lại một vụ án mà chính ông ta đã kết luận là “không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự”? Liệu ông Comey có lạm quyền?
Quyết định thông báo với quốc hội rằng FBI sẽ “khai quật” lại hồ sơ “Email gate”của ông Comey đã bị phe Dân chủ, kể cả một số nghị sĩ Cộng hòa, chỉ trích mạnh mẽ. Bà Clinton gọi hành động này là “không có tiền lệ” và “gây rối”. Nó cũng khiến các quan chức cao cấp Bộ Tư pháp nổi giận, cho rằng FBI đã can thiệp vào tiến trình bầu cử.
Nhằm ngăn chặn FBI, 4 thượng nghị sĩ đã yêu cầu ông Comey giải trình trước quốc hội. Dưới sự dẫn dắt của cựu bộ trưởng Tư pháp Eric Holder (thời Tổng thống Obama), gần 100 cựu quan chức Đảng Dân chủ và Cộng hòa của bộ đồng ký tên vào một lá thư ngỏ phản đối quyết định của ông Comey.
Những người ủng hộ Doanld Trump tất nhiên như mở cờ trong bụng. Trong một cuộc mít-tinh ở bang Nevada, ƯCV Đảng Cộng hòa hào hứng phát biểu: “Chưa bao giờ chúng tôi nghĩ tới chuyện này. Cám ơn Anthony Weiner”!
Nguồn: news.skydoor.net

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Sài Gòn ngày 30/4/1975 trong ký ức của nhà báo Ấn Độ
11h25 trưa 30/4/1975, Nayan Chanda nghe thấy tiếng nổ lớn, một chiếc xe tăng vụt qua, ông nghĩ thầm "Họ đến rồi" và ôm máy ảnh lao ra đường.
-
Hai chiếc Boeing 747 đâm sầm làm thân máy bay ‘đứt toạc’, gần 600 người thiệt mạng
47 năm trước, thảm kịch đau thương nhất lịch sử hàng không thế giới đã xảy ra chỉ vì một sai lầm không thể ngờ. Đây là câu chuyện đau lòng khi gần 600 người đã ra đi.
-
Top 9 điểm đến hấp dẫn ở Houston không thể bỏ qua trong mùa hè này
Nằm gần Vịnh Mexico, Houston là thành phố đông dân nhất ở bang Texas- Mỹ. Là thành phố lớn thứ tư ở xứ sở cờ hoa. Houston có cảnh quan thành phố rực rỡ với các tòa nhà chọc trời, những khu thương mại hiện đại, sầm uất và có cả khu phố người Việt với khoảng gần 40.000 người.
-
5 điều cần làm khi tới Houston
Thành phố Houston là một trong những thành phố có cộng đồng người Việt lớn nhất nước Mỹ. Dưới đây là những hoạt động thú vị, hấp dẫn cần làm khi đến thành phố xinh đẹp Houston.
-
Chính quyền Trump trục xuất trẻ hai tuổi mang quốc tịch Mỹ
Giới chức Mỹ trục xuất một bé gái 2 tuổi, đã có quốc tịch, cùng mẹ là người nhập cư không đủ giấy tờ hợp pháp đến Honduras.
-
Bị người nhà bệnh nhân xô đẩy, Y bác sĩ bị hành hung vẫn ép tim cứu trẻ
Phú Thọ - Các bác sĩ Trung tâm Y tế Thanh Ba nỗ lực cứu sống một bệnh nhi 12 tuổi dù bị người nhà bệnh nhân xô đẩy, tấn công trong lúc cấp cứu.
-
55% người Mỹ không ủng hộ ông Trump ở mốc 100 ngày nắm quyền
Tỷ lệ ủng hộ ông Trump xuống thấp, khi 55% người Mỹ không tán thành hiệu suất làm việc của ông trước mốc 100 ngày nắm quyền.
-
Xu hướng gọi những người bị sa thải trở về
Bị cho thôi việc vào thứ 5 nhưng thứ 2 tuần sau Jessica Swenson, 48 tuổi, được công ty mời trở lại làm việc.
-
Hành trình chữa lành của cựu binh Mỹ ở Việt Nam
Thoát khỏi chiến tranh, Matthew Keenan nghĩ mình sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam cho đến khi phát hiện mắc ung thư do chất độc da cam.
-
IRS chia sẻ dữ liệu thuế của người nhập cư bất hợp pháp với ICE
IRS (Sở Thuế vụ) đã ký thỏa thuận đồng ý chia sẻ dữ liệu của người nộp thuế với ICE (Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan) nhằm hỗ trợ truy vết người nhập cư bất hợp pháp.
-
Tổng hợp một số câu hỏi Hải quan hỏi khi nhập cảnh Mỹ
Khi nhập cảnh Mỹ, dù đã có thẻ xanh hay visa hợp lệ, người nhập cảnh khi đến Mỹ đều phải tra qua các bước kiểm tra của nhân viên Hải quan (CBP).
-
Tiết lộ sốc từ chuyến bay trục xuất dài nhất từ Mỹ
Sự bất bình nổi lên ở Ấn Độ sau khi hơn 100 người di cư nước này bị trục xuất khỏi Mỹ trên chuyến bay dài trong tình trạng bị còng tay và xích chân, ngay cả khi đi vệ sinh.