100 ngày ông Trump khuấy đảo nước Mỹ và thế giới

Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ hai, ông Trump nhanh chóng tung loạt quyết sách "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại", làm đảo lộn nhiều khía cạnh của đất nước và thế giới.

21:40 29/04/2025

Kể từ khi trở lại Nhà Trắng ngày 20/1, Tổng thống Donald Trump đã cho thấy chính quyền của ông đang không ngừng theo đuổi những lời hứa tranh cử, nhằm tạo nên "4 năm vĩ đại nhất của ". Với việc đảng Cộng hòa kiểm soát cả lưỡng viện, như "hổ thêm cánh" để đẩy nhanh thực hiện nghị trình đưa Mỹ vào kỷ nguyên hoàng kim.

Khi chính quyền mới bước sang ngày thứ 100 nắm quyền, dấu ấn của xuất hiện khắp nơi, với những tác động sâu rộng tới cũng như cả thế giới. Nhiều cam kết tranh cử đã được chính quyền Trump thực hiện, nhưng cũng còn nhiều điều dang dở.

Theo Công báo Liên bang, ngoài các tuyên bố, chỉ thị, bản ghi nhớ, ông Trump trong 100 ngày qua đã ký tổng cộng 139 sắc lệnh hành pháp, bằng số lượng mà cựu tổng thống Joe Biden làm trong 4 năm. Ông đã tiếp đón 14 lãnh đạo nước ngoài, có bài phát biểu dài nhất trước quốc hội và trả lời các câu hỏi của phóng viên gần như mỗi ngày.

Joan Hoff, giáo sư lịch sử tại Đại học Bang Montana kiêm cựu chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Tổng thống, nói rằng không có tổng thống nào kể từ Franklin D. Roosevelt năm 1933 thực hiện công việc với tốc độ nhanh như ông Trump.

Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 12/2. Ảnh: Reuters
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 12/2. Ảnh: Reuters

Về đối nội, nhập cư và an ninh biên giới nằm trong những cam kết hàng đầu của ông Trump và chính quyền mới đã đạt những kết quả nhất định. Trong nhiệm kỳ của ông Biden, số vụ vượt biên trái phép từ Mexico vào Mỹ từng cao kỷ lục, gần 250.000 vụ vào tháng 12/2023, trước khi giảm còn hơn 47.300 vụ vào tháng 12/2024. Dưới thời ông Trump, con số này tiếp tục xuống còn 8.346 trong tháng 2 và 7.181 trong tháng 3.

Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) đang truy quét và trục xuất lượng lớn người nhập cư trái phép và phạm tội. Nỗ lực được đẩy nhanh dẫn đến một số trường hợp bị trục xuất nhầm và gia tăng căng thẳng giữa Nhà Trắng với nhánh tư pháp và các nhóm hoạt động dân quyền.

Những thành tựu về kiểm soát biên giới được xem là chiến thắng chính trị cho ông Trump ngay trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ hai, theo giới quan sát.

"Dù bạn là bên ủng hộ hay phản đối, tôi nghĩ hầu hết mọi người đều đồng tình rằng Nhà Trắng đã trải qua những ngày tương đối bận rộn. Ông ấy chắc chắn đã nỗ lực hết mình", Patrick Malone, giáo sư về hành chính công và chính sách tại Đại học Mỹ ở Washington, nhận xét.

Giáo sư Malone cho rằng chắc chắn đã khiến cho việc nhập cư vào Mỹ trở nên khó khăn hơn. "Một số người sẽ coi đó là thành công, trong khi một số khác cho rằng điều đó không phù hợp với các giá trị Mỹ", Malone nói.

Ông Trump cũng tiến hành chiến dịch cải tổ chính quyền liên bang bằng cách thiết lập Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE), dựa trên ý tưởng của tỷ phú Elon Musk, với nòng cốt là những người trẻ am hiểu về công nghệ.

Sau hơn ba tháng, DOGE đã hoạt động rất quyết liệt, can thiệp sâu vào mọi hoạt động của bộ máy chính phủ, cắt giảm hàng loạt nhân sự và ngân sách, nhưng cũng làm dấy lên tranh cãi về giới hạn quyền lực, khi cho giải thể nhiều cơ quan, tìm cách tiếp cận dữ liệu nhạy cảm của chính phủ, châm ngòi nhiều vụ kiện ở tòa án.

Truyền thông Mỹ ước tính hơn 100.000 nhân viên liên bang đã bị sa thải hoặc chấp nhận phương án nghỉ việc từ DOGE.

Ngân sách mà DOGE tiết kiệm được từ chiến dịch tinh giản không như kỳ vọng, mức hứa hẹn từ 2.000 tỷ USD đã giảm còn 1.000 tỷ USD. DOGE trên thực tế thông báo cắt giảm được 160 tỷ USD, trong khi thời hạn "nhân viên chính phủ đặc biệt" 130 ngày của ông Musk đang cận kề. Phe chỉ trích tỏ ra hoài nghi về con số do DOGE công bố.

Về kinh tế, ông Trump khi vận động tranh cử đã hứa hẹn dùng thuế quan để chấm dứt tình trạng bất công mà Mỹ đang phải chịu, khôi phục nền sản xuất của Mỹ và khiến lạm phát giảm. Ngay ngày đầu nhậm chức, ông đã ký sắc lệnh chỉ đạo lãnh đạo các cơ quan liên bang lập tức có biện pháp bình ổn giá khẩn cấp.

Lạm phát tại Mỹ sau đó hạ nhiệt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 là 2,4%, giảm so với mức 2,8% tháng 2. CPI lõi, không gồm thực phẩm và năng lượng, tháng 3 là 2,8%, thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Nhưng lạm phát đang có dấu hiệu tăng trở lại, sau khi ông chủ Nhà Trắng chứng minh những tuyên bố về thuế quan không phải "dọa suông". Ông áp thuế với hàng loạt đối tác thương mại, đáng chú ý là thuế đối ứng mà ông công bố đầu tháng 4, khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.

Mỹ đang tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, khi các đối tác muốn đàm phán để giải quyết bất đồng, nhưng vẫn duy trì mức thuế cao tới 145% với Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc tuyên bố áp thuế 125% với hầu hết mặt hàng từ Mỹ, khiến dòng chảy thương mại giữa hai nước gần như tê liệt.

Giới quan sát cảnh báo mục tiêu hạ nhiệt lạm phát có thể bị chính biện pháp thuế quan của ông chủ Nhà Trắng cản trở.

"Mức độ tăng thuế cao hơn đáng kể so với dự đoán", Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell nhận định. "Điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, gồm làm tăng lạm phát và tăng trưởng chững lại".

Steve Schifferes, chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu chính trị và kinh tế CITYPERC, Đại học London, nhận định ông Trump có thể gặp rắc rối nếu tiếp tục triển khai kế hoạch thuế quan.

Những thiệt hại kinh tế khi tiếp tục thúc đẩy đòn thuế quan của ông Trump sẽ gây ra những hậu quả chính trị. Đảng Dân chủ kỳ vọng nỗi bất mãn của người dân với hệ quả của đòn thuế sẽ biến thành làn sóng ủng hộ để giúp họ giành lại kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2026.

Sự ủng hộ dành cho ông Trump cũng sẽ đối mặt rủi ro sụt giảm nếu quốc hội buộc phải cắt giảm chi tiêu chính phủ để tài trợ cho kế hoạch cắt giảm thuế của ông Trump. Một trong những mục tiêu bị cắt giảm là ngân sách cho Medicaid, chương trình hiện cung cấp bảo hiểm y tế cho 70 triệu người có thu nhập thấp hoặc khuyết tật ở Mỹ.

Ông Trump đang bị mắc kẹt giữa nhóm các doanh nghiệp lớn, những người muốn giảm đáng kể vai trò của chính phủ liên bang nhưng vẫn duy trì thương mại tự do toàn cầu, với những người ủng hộ thuộc tầng lớp lao động, nhóm hy vọng đòn thuế quan giúp khôi phục sản xuất và việc làm trong nước.

Nhóm cử tri lao động sẽ bất bình nếu chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và an sinh xã hội. Nhưng các chương trình này chiếm một phần lớn ngân sách của chính phủ và nếu không cắt giảm, họ sẽ khó xoay xở đủ ngân sách để tài trợ cho giảm thuế.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida ngày 3/4. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida ngày 3/4. Ảnh: AFP

Ông Trump còn ký các sắc lệnh liên quan giới tính, như chỉ công nhận giới tính theo mặt sinh học, cấm người chuyển giới thi đấu trong các môn thể thao dành cho phụ nữ.

Một vấn đề văn hóa nữa được Tổng thống Mỹ nhắm đến là chính sách DEI (đa dạng, công bằng và hòa nhập) của chính quyền tiền nhiệm. Chính quyền Trump nhanh chóng cho các nhân viên liên bang, các văn phòng có liên quan DEI tạm ngừng hoạt động. Ông ký sắc lệnh chỉ đạo Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc loại bỏ các sáng kiến DEI.

Trong lĩnh vực pháp lý, ký sắc lệnh phân loại lại công chức liên bang, tạm dừng lệnh cấm TikTok, ứng dụng video ngắn có công ty mẹ là ByteDance trụ sở Trung Quốc, đổi tên một số địa danh, trong đó có Vịnh Mexico thành "Vịnh Mỹ".

Ông Trump đã ân xá cho khoảng 1.500 người vướng vòng lao lý vì liên quan đến vụ bạo loạn tại Đồi Capitol ngày 6/1/2021. Động thái được cho là gây bất ngờ cho cả các trợ lý Tổng thống, vì họ từng cho rằng lệnh ân xá này có quy mô nhỏ hơn.

Ông đã cho giải mật hồ sơ của chính phủ liên quan vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy năm 1963, vụ ám sát cựu bộ trưởng tư pháp Robert F. Kennedy, em trai cố tổng thống Kennedy, và mục sư Martin Luther King Jr.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump gần đây sụt giảm đáng báo động, đặc biệt với cả hai vấn đề từng được ca ngợi hàng đầu của ông là kinh tế và nhập cư. Tuy nhiên, bên trong Nhà Trắng có sự đồng thuận lớn rằng ông Trump đã đặt nền móng cho những thay đổi sâu rộng trong chính phủ liên bang và xã hội Mỹ.

"Mỗi sáng tôi thức dậy và ngỡ như đang trong giấc mơ", một quan chức cấp cao nói, giải thích rằng nhân viên của ông và nội các chính phủ đoàn kết hơn nhiều so với nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump.

"Những gì bạn đang thấy là chính quyền Trump bác bỏ tất cả những thất bại của cấu trúc toàn cầu được tạo ra vào cuối Chiến tranh Lạnh, vốn đã chi phối chính sách kinh tế và đối ngoại của Mỹ kể từ thời điểm đó. Tất cả những gì Tổng thống đã cam kết khi vận động tranh cử đều đang được thực hiện với tốc độ đáng kinh ngạc", quan chức cấp cao nói với điều kiện giấu tên để chia sẻ quan điểm một cách thẳng thắn hơn.

 

Tổng thống Donald Trump ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng trong ngày nhậm chức 20/1. Ảnh: AFP
Tổng thống Donald Trump ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng trong ngày nhậm chức 20/1. Ảnh: AFP

Về đối ngoại, chủ đề chiến sự Nga - Ukraine được đề cập nhiều lần từ khi còn tranh cử, với tuyên bố nổi bật là chấm dứt xung đột "trong vòng 24 giờ" nếu thắng nhiệm kỳ hai. Sau khi nhậm chức, ông Trump rút lại mốc này, cho rằng Mỹ cần ít nhất 6 tháng.

Ông Trump hồi tháng 2 điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để bắt đầu hòa đàm, hướng đến tìm giải pháp hòa bình với Ukraine. Giới chức Mỹ cũng gặp riêng phía Ukraine nhưng các bên vẫn còn nhiều khác biệt. Sau hơn hai tháng, Nga và Ukraine mới chỉ đạt hai thỏa thuận ngừng bắn quy mô nhỏ.

Giới chức Mỹ gần đây tỏ ra mất kiên nhẫn, tuyên bố có thể chấm dứt vai trò trung gian nếu Nga, Ukraine không thể hiện dấu hiệu rõ ràng về thỏa thuận hòa bình. Ông Trump ngày 24/4 tuyên bố "có hạn chót riêng" cho nỗ lực này, nhưng không nêu cụ thể là khi nào.

"Chúng tôi muốn nhanh chóng có thỏa thuận và có hạn chót. Sau thời điểm đó, chúng tôi sẽ có thái độ rất khác", ông Trump cảnh báo.

Về chiến sự Gaza, Steve Witkoff, đặc phái viên về Trung Đông của ông Trump, góp phần giúp Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn ba giai đoạn có hiệu lực từ ngày 19/1, hướng đến chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Israel ngày 18/3 đã nối lại chiến dịch tấn công Gaza, khiến triển vọng hòa bình ở dải đất trở nên mơ hồ.

Trong khi đó, gây tranh cãi khi nêu ý tưởng Mỹ tiếp quản Gaza, di dời người Palestine tại đây đến các quốc gia khác và tái thiết dải đất thành "khu nghỉ dưỡng Riviera Trung Đông".

Kể từ khi lên nắm quyền, quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh truyền thống ở châu Âu căng thẳng hơn, khi Washington chỉ trích Liên minh châu Âu "ăn bám, trục lợi" Mỹ về quốc phòng và thương mại.

"Phương Tây mà chúng ta vốn biết đến đã không còn tồn tại nữa", chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói.

Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đảo ngược một số động thái dưới thời ông Biden. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng còn rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc, dừng tài trợ cho một số cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28/2. Ảnh: AFP

Trong 100 ngày đầu nắm quyền, chương trình nghị sự " trước tiên" nhiệm kỳ hai của ông Trump đã khiến nhiều đồng minh, đối tác xa cách, cũng như khiến các đối thủ tự hỏi liệu ông chủ Nhà Trắng có thể đi xa tới mức nào.

"Những gì chúng ta đang thấy là tình trạng gián đoạn lớn trong các vấn đề thế giới. Không ai có thể chắc chắn lúc này cần làm gì với những điều đang xảy ra hoặc có thể xảy ra sắp tới", Dennis Ross, cựu nhà đàm phán về các vấn đề Trung Đông của Mỹ, nói.

Giới quan sát đang nhận thấy những tác động sâu rộng từ chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Một số đồng minh châu Âu đang thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng để giảm phụ thuộc vào vũ khí Mỹ. Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ, cũng đã tranh luận về phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng. Không ít người lo ngại rằng quan hệ lao dốc của Mỹ với các đồng minh, đối tác có thể khiến họ xích lại gần Trung Quốc hơn, ít nhất là về kinh tế.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz, sau khi chiến thắng bầu cử hồi tháng 2, bày tỏ lo ngại về mối quan hệ giữa châu Âu và Mỹ, nói rằng sẽ rất khó khăn nếu Washington đặt ưu tiên của họ lên trên mọi thứ. "Đây thực sự là giai đoạn châu Âu đối mặt thảm họa", ông nói.

Đòn thuế của cũng châm ngòi cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, khi nước này tuyên bố sẽ "đấu đến cùng" và không nhượng bộ trước sức ép từ Washington, dù Tổng thống Mỹ gần đây đã có dấu hiệu dịu giọng. Giới quan sát đánh giá nếu thương chiến Mỹ - Trung kéo dài, hậu quả với hai nền kinh tế hàng đầu, cũng như với chuỗi cung ứng toàn thế giới, là vô cùng thảm khốc.

Aaron David Miller, cựu nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ, cho rằng chưa quá muộn để ông Trump thay đổi hướng đi về chính sách đối ngoại sau những gì đã làm trong 100 ngày đầu tiên.

"Những gì xảy ra chưa tới mức không thể cứu vãn. Nhưng mức độ thiệt hại trong quan hệ của chúng ta với bạn bè quốc tế và liệu đối thủ sẽ được hưởng lợi bao nhiêu là điều dường như không thể đong đếm được", Miller, hiện là thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế ở Washington, nói.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump bắt đầu chịu hậu quả với các chính sách sâu rộng của mình. Cuộc khảo sát do Washington Post-ABC News công bố hồi tuần trước cho thấy chỉ 39% người Mỹ hài lòng với hiệu suất công việc của ông Trump, trong khi theo cuộc khảo sát do báo New York Times thực hiện, tỷ lệ này là 42%.

Khảo sát do NBC News Stay Tuned Poll thực hiện và công bố hôm 27/4 cho thấy 55% người Mỹ không tán thành cách xử lý công việc ở cương vị tổng thống, trong khi 45% tán thành. Số người sử dụng biểu tượng cảm xúc "tức giận", "bất mãn" để mô tả những gì ông Trump mang đến nhiều hơn so với những phản hồi tích cực như "vui vẻ", "háo hức".

Trung tâm nghiên cứu Pew cho hay ngoại trừ Bill Clinton và hiện tại là ông Trump, các tổng thống Mỹ kể từ thời Ronald Reagan đều có tỷ lệ ủng hộ trên 50% sau 100 ngày đầu tại nhiệm.

Dù vậy, vẫn tỏ ra lạc quan với thành tựu của mình trong 100 ngày đầu tiên. "Tôi đang rất vui với những gì mình làm", Tổng thống Mỹ nói, thêm rằng ông đang "điều hành và cả thế giới". Với các kết quả thăm dò, ông cho rằng đây là các "cuộc khảo sát giả mạo từ những tổ chức tin tức giả" và họ cần bị điều tra về tội "gian lận bầu cử".

Thùy Lâm - Như Tâm (Theo Washington Post, AP, Hill)

Tags:
Vì sao người Mỹ sợ phá sản hơn là sợ chết?

Vì sao người Mỹ sợ phá sản hơn là sợ chết?

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng gần 2/3 người Mỹ (64%) sợ hết tiền hơn là sợ chết.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất